Có thể nói đồng hồ cơ automatic xứng đáng là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt đỉnh khi được cấu thành từ hàng trăm linh kiện chi tiết nhỏ bé để tạo nên sự vận động mượt mà tinh tế. Đây cũng chính là điều tạo nên sức hấp dẫn thu hút của đồng hồ cơ với những người đam mê đồng hồ.
Tuy nhiên, việc đảm bảo chiếc đồng hồ cơ của mình hoạt động một cách trơn tru chính xác cũng đòi hỏi người sử dụng phải lưu tâm. Sau đây, Topwatch sẽ liệt kê ra 5 sai lầm “chết người” mà người xài đồng hồ cơ không được mắc phải nếu muốn bảo vệ chiếc đồng hồ cơ của mình.
1. LAU DẦU BẢO DƯỠNG CHO ĐỒNG HỒ CƠ CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT
Trong quá trình chuyển động, các bánh răng của đồng hồ cơ sẽ tạo ra các mạt kim loại nhỏ. Các mạt kim loại sẽ tạo ra ma sát và đến khi ma sát đủ lớn, chuyển động của bộ máy trong chiếc đồng hồ sẽ bị cản trở, làm đồng hồ cơ chạy chậm lại, thâm chỉ là chết máy. Lau dầu bảo dưỡng cho đồng hồ cơ là việc làm sạch các linh kiện cả trong và ngoài cho chiếc đồng hồ cơ của bạn đồng thời tra dầu để làm cho bộ máy hoạt động càng thêm dễ dàng.
Tuy nhiên không có nghĩa là các bạn được lau dầu quá thường xuyên cho chiếc đồng hồ của mình mà chỉ nên lau dầu khi đồng hồ gặp vấn đề hoặc theo khuyến nghị của các hãng đồng hồ.
Các hãng đồng đồng hồ nổi tiếng đã nói khá rõ về thời hạn bảo dưỡng của đồng hồ. Đối với đồng hồ Nhật thì các bạn nên đi bảo dưỡng từ 2 – 3 năm một lần. Còn với đồng hồ Thụy Sĩ, nếu các bạn sở hữu một chiếc Standard thì chỉ cần mang em ấy đi bảo dưỡng sau 2.5 – 3.5 năm sử dụng, thậm chí các chiếc đồng hồ Thụy Sĩ Special như Omega thì cần 4 – 5 năm hoặc như đồng hồ cao cấp Rolex thì cần 5 – 6 năm mới phải bảo dưỡng một lần.
2. BẤM NÚT CHỨC NĂNG CỦA ĐỒNG HỒ CƠ Ở DƯỚI NƯỚC
Một số đồng hồ cơ trung cấp và đồng hồ cơ cao cấp có tích hợp nhiều chức năng thú vị như bấm giờ thể thao, đo thời gian kép, moonphase, sun and moon… Việc tích hợp các chức năng năng này lên đồng hồ cơ đã tạo ra khá nhiều trải nghiệm thuận tiện cho người dùng.
Tuy nhiên, việc bấm các nút chức năng này đã tạo ra khe hở trước “bức tường chống nước” kiên cố của các chiếc đồng hồ cơ. Trong trường hợp bạn không để ý mà sử dụng các nút chức năng khi đồng hồ đang dính nước, hơi nước sẽ có thể xâm nhập vào chiếc đồng hồ của bạn.
3. CHỈNH GIỜ CỦA ĐỒNG HỒ CƠ NGƯỢC CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ, CHỈNH NGÀY GIỜ VÀO KHOẢNG THỜI GIAN CẤM
Việc chỉnh giờ cho đồng hồ cơ cũng có nhiều điểm cần lưu ý. Đầu tiên để chỉnh giờ cho đồng hồ cơ ta phải lưu ý về chiều của kim. Các bạn nên chỉnh giờ thuận theo chiều kim đồng hồ, tuyệt đối không nên tiện tay mà chỉnh ngược lại.
Việc tiếp theo là chú ý đến khoảng giờ cấm trong việc chỉnh ngày cho đồng hồ. Khoảng thời gian “cấm kị” đó là từ 10 giờ tối đến 3 giờ sáng. Khoảng thời gian này là thời gian mà các bánh răng lịch đang tự động nhảy, vì vậy việc chỉnh lịch trong khoảng thời gian dễ gây ảnh hưởng không tốt đến bộ máy hoạt động của đồng hồ cơ.
4. XEM NHẸ CÁC HƯ HỎNG NHỎ CỦA ĐỒNG HỒ CƠ
Cuối cùng là việc xem nhẹ các hư hỏng nhỏ bên ngoài của đồng hồ cơ như kính hơi nứt, nắp mặt lưng hơi vênh hoặc các nút chức năng điều chỉnh giờ hơi lệch. Việc này là hoàn toàn không nên nhé!
Một là các hư hỏng nhỏ này đang kéo sụt tính thẩm mỹ của bộ máy thời gian hoàn hảo mà bạn đang sở hữu, làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bản thân, gây hậm hực nghiêm trọng cho những người đang mang đồng hồ. Điều quan trọng hơn là những hư hỏng này đã tạo ra kẽ hở, tạo điều kiện cho các thành phần không mong muốn như bụi bặm, hơi nước tiếp xúc với bộ máy cấu tạo bên trong đồng hồ, gây nguy cơ hư hỏng linh kiện.