Sơ đồ trang web hay gọi là sitemap đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều hướng Googlebot, giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên site. Do đó, tạo lập sitemap là một việc làm được nhiều SEOer tiến hành thực hiện. Vậy có những cách tạo sitemap nào, bài viết sau sẽ giúp bạn các cách lập nhanh chóng, dễ dàng nhất.

Cách thứ nhất: Khởi tạo sitemap bằng tay
Bạn có thể thực hiện việc khởi tạo sitemap bằng cách thủ công thông qua việc tạo XML sitemap như sau:
“<?xml version=”1.0” encoding=”UTF-8”?>
<sitemapindex xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9”>
<sitemap>
<loc> http://www.example.com/sitemap1.xml.gz</loc>
<lastmod> 2004-10-01T18:23:17+00:00</lastmod>
<sitemap>
<sitemap>
<loc> http://www.example.com/sitemap2.xml.gz</loc>
<lastmod> 2005-01-01</lastmod>
<sitemap>
<sitemapindex>”
Trong mục trên, bạn tiến hành thay đổi một số thông tin sau:
- <loc> bằng địa chỉ đường dẫn của một trang web trên site mà bạn cần thêm vào sitemap.
- <lastmod> thì bạn thay bằng một đường dẫn trên trang được cập nhật lần mới nhất.
Tuy chỉ thực hiện một bước làm như vậy nhưng nó lại chỉ làm được với từng site một. Do đó, cứ mỗi một liên kết mới có trên site mà bạn cần bổ sung lên sitemap thì bạn lại khai báo lại thông tin cho 2 thẻ <loc> và <lastmod>.
Đăng ký ngay: https://vietadsonline.com/trung-tam-dao-tao-seo/
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng tạo sitemap bằng cách làm thủ công này tốn khá nhiều thời gian và khá vất vả. Khi bạn thực hiện đăng bất cứ thông tin mới nào thì bạn lại phải thêm mới với các liên kết có trên trang. Rồi khi thêm xong bạn chưa phải là đã hoàn tất, bạn mất thêm công gửi lại sitemap mới chỉnh sửa này lên Google. Vì vậy, đây là phương pháp không được mấy SEOer áp dụng mà dùng sang cách thứ 2.
Cách thứ 2: Tạo sitemap thông qua bên thứ 3
Cách tạo sitemap thông qua bên thứ 3 chính là bạn sử dụng sự hỗ trợ của các phần mềm. Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ khác nhau nhưng một trong những công cụ thông dụng nhất, được nhiều người sử dụng đó chính là https://www.xml-sitemaps.com/. Với các tính năng hỗ trợ người dùng tối ưu onpage, tạo và tùy chỉnh nội dung có trong sitemap nên đây được biết đến là một plugin WordPress giúp tối ưu SEO phổ biến hiện nay.
Phần mềm hỗ trợ này chia các nội dung trên site thành nhiều loại khác nhau như post, category hay post tag,… để tạo sitemap. Không chỉ dừng lại ở đó, công cụ này còn tự động khởi tạo thứ tự ưu tiên cho các trang trên site cũng như tần suất thu thập dữ liệu mà Googlebot nên thực hiện cho các trang này.
Cách tạo sitemap thông qua phần mềm này khá đơn giản:
Bước 1: Truy cập vào đường link: https://www.xml-sitemaps.com/
Bước 2: Bạn tiến hành điền các thông số phù hợp trong các mục: Starting URL (địa chỉ website của bạn), Change frequencty, Last modification, Priority.
Sau khi nhập xong các thông tin tương ứng, bạn chọn vào nút “Start” để phần mềm chạy. Khi chạy xong, bạn sẽ nhận được 1 list các file sitemap. Trong file đó, bạn cần lưu ý tới 4 file: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html, urllist.txt.
Bước 3: Kế đến, bạn tiến hành download file xml về.
Bước 4: Tiếp theo, bạn up file xml lên website.
Bước 5: Cuối cùng, bạn vào công cụ seo Google Webmaster Tools để cập nhật sitemap.
Có thể bạn cần: https://vietadsonline.com/dich-vu-backlink-gsa-uy-tin/
Bạn chỉ cần tiến hành gửi đường dẫn trên của sitemap và cập nhật lại thì Google đã có thể nhận được sơ đồ trang web của bạn. Với cách thức này, bạn sẽ không phải mất công cập nhật lại mỗi khi có thêm nội dung mới trên site như cách thứ nhất nữa.
Mặc dù có nhiều ưu điểm là thế nhưng nó chỉ có thể sử dụng khi website gần 500 trang. Còn nếu lớn hơn, bạn sẽ mất một khoản phí để tạo tài khoản.
Đôi điều chú ý khi tạo site map
Khi tạo sitemap, bạn cần chú ý tới một số lưu ý sau:
- Nếu bạn có nhiều hơn một sitemap thì bạn có thể liệt kê chúng vào trong một tập tin chỉ mục sitemap là được.
- URL trong sitemap không được chứa ID.
- Sitemap của bạn phải được xác định không gian tên xml sau: xmlns = “http://ww.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9”
- Website của bạn có thể truy cập trên cả hai phiên bản không có www hoặc có www trong tên miền thì bạn không cần phải gửi sitemap riêng biệt cho mỗi phiên bản.
- URL sitemap phải được mã hóa UTF8, mã hóa càng dễ đọc các tốt cho máy chủ web.
- Khi được giải nén, một tập tin sitemap không được lớn hơn 50MB và không chứa hơn 50 nghìn URLs. Nếu sơ đồ trang web của bạn lớn cỡ này thì bạn cần tiến hành chia nó thành các file sitemap nhỏ hơn nhằm đảm bảo giới hạn cho máy chủ web không bị quá tải.
- Đồng thời, mỗi sitemap lại độc lập với ngôn ngữ của phần nội dung. Do đó, mỗi phiên bản ngôn ngữ, bạn cần đảm bảo có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục, sử dụng các URL duy nhất.
Trên đây, Vietads Online đã đưa tới bạn đọc 2 cách tạo sitemap. Với 2 thủ thuật này, bạn có thể dễ dàng tạo sitemap cho website của mình một cách dễ dàng. Hi vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ hoàn tất được một công việc trong chuỗi việc SEO của mình, giúp công việc SEO đạt hiệu quả tốt nhất. https://www.facebook.com/TrungTamDaoTaoSeoHaNoiVietAds